Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký Host Gator thành công 100%


      Như các bạn cũng biết, 1 trong những công việc chính để kiếm tiền trên mạng là kiếm nguồn thu nhập từ website và blog của bạn. Tuy rằng có rất nhiều lựa chọn miễn phí để tạo một trang web hoặc blog như: blogger, weebly… Thế nhưng việc sở hữu một hosting luôn đem lại nhiều lợi ích hơn cả bởi bạn có khả năng quản trị và kiểm soát toàn bộ đứa con của mình thay vì giao nó cho Blogger hay Weebly…
Việc quan trọng là lựa chọn Hosting nào rẻ, chất lượng, an toàn để sử dụng mà thôi. Và không có gì phải nghi ngờ khi Host Gator là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Đây là lựa chọn uy tín nhất được rất nhiều webmaster trên thế giới tin dùng bởi tốc độ nhanh, support nhiệt tình, độ an toàn và bảo mật của nó…
Và ngày hôm nay, bạn sẽ có cơ hội được sử dụng gói host tuyệt vời này với giá chỉ bằng 65% thông thường. Kể từ sau đợt giảm giá khủng dịp Black Friday (lên tới 75%) thì đây là đợt giảm giá hiếm hoi mà Hostgator dành tặng cho người dùng. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội để mua hosting chất lượng giá rẻ thì đây là dịp mà bạn không thể bỏ qua.

Hướng dẫn đăng ký, Verify và Active Host Gator thành công. 

Bước 1: 

Bạn cần chuẩn bị 1 tài khoản Paypal đã Veryfy đầy đủ hoặc 1 Credit Card (Visa hoặc Master) có đủ tiền để đăng ký host gator ($78 tính luôn giảm giá 35%)
Nếu bạn chưa biết cách đăng ký, veryfy Paypal, Credit Card thì tham khảo ở đây

Bước 2: 

Click vào đây để tiến hành đăng ký giảm giá Host Gator -> Click chọn Web Hosting
Đăng ký webhosting
Chọn gói Baby Plan 1 năm (bạn có thể chọn nhiều hơn tùy nhu cầu): gói host này là thông dụng nhất vì được sử dụng Unlimited Domain, Bandwidth và Disk Space -> Click Order Now
Đăng ký Host Gator - Baby plan
Nhập tên Domain của bạn -> Điền coupon giảm giáb 25%:
Coupon : Reduceoff25 -> Click Step 2
Đăng ký host Gator - Step 2
Ở khung tiếp theo, bạn điền thông tin vào như hình bên dưới.
Hướng dẫn đăng ký Host Gator
Ở phần Hosting Addons bỏ chọn hết để tiết kiệm chi phí (Hoặc bạn có thể chọn options đầu tiên để bảo vệ hosting tốt hơn nếu muốn). Tick vào I Agree… và chọn Create Account
Đăng ký Host Gator
Tiến hành thanh toán bằng cách click Pay Now ở cửa sổ tiếp theo
Paynow

Bước 3: 

Sau khi thanh toán xong, Host Gator sẽ gửi một email yêu cầu bạn gửi CMND cho nó, bạn tiến hành chụp hình CMND của mình (2 mặt trước sau) và gửi đến địa chỉ mà Host Gator yêu cầu trong Email

Bước 4: 

Contact Support của Hostgator ngay sau khi bạn gửi Email có đính kèm CMND cho nó bằng cách Click vào Live Chat
Live chat
Bạn điền thông tin như hình bên dưới (Nhớ thay tên và Domain của bạn) và Click Start Chat
Information
Tới phần vui rồi đây, sau khi được connect với em gái xinh đẹp của Host Gator bạn chào và yêu cầu nó active Host cho bạn, nó có yêu cầu Transaction ID hay gì thì vui lòng cung cấp cho em nó để em nó Active cho bạn nhé. Trường hợp bạn không biết nói sao thì có thể tham khảo vài câu như sau:
Dan: Hi, I sent payment for my baby hosting plan through Paypal and also sent email with my ID Certification for your confirmation as you requested. So could you please active my host, I don’t know how to do it .
Host gator: Blah Blah Blah
Dan: OK, My information is: Blah Blah Blah (Bạn cung cấp cho em nó những gì em nó cần nhé)
Host Gator: Done, Baby
Dan: Yeah, Thank you Baby
Xong rồi bạn rate cho em nó 10 điểm rồi đăng nhập và Enjoy gói host chất lượng tuyệt vời của Host Gator nhé. Cơ hội đăng ký với ưu đãi giảm giá lớn thế này có lẽ sẽ rất lâu mới có lại. Do vậy, nếu các bạn đang thực sự cần một gói hosting chất lượng thì hãy nhanh chân lên trước khi Offer này kết thúc nhé.
 [coupongen id="5" align="center"]
Click here để đăng ký và nhận giảm giá gói host tốt nhất thế giới ngay hôm nay. Mọi ý kiến thắc mắc các bạn vui lòng comment hoặc email về cho mình nhé. Mình sẽ cố gắng trả lời trong thời gian sớm nhất. Xin cám ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết sau. Chúc các bạn thành công!


                                                                                                                       Source: Danny Nguyen

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Alpha SEO Guide 2013 – Làm thế nào để rank top mọi keyword



 
 
 
 
 
 

Chào các bạn.
Hẳn là nhiều bạn rất đau đầu với việc SEO và rank top 10 cho keyword của mình. Nhiều bạn nghĩ rằng nhiều link là ngon, là tốt, càng nhiều link thì website càng có thứ hạng cao. Sự thật là, điều này hoàn toàn sai lầm. Việc blast hàng tấn link với chất lượng thấp chỉ giúp bạn 1 vé ra đi nhanh hơn tên lửa mà thôi. Lúc đấy thì bạn đừng có khóc lóc tự hỏi vì sao website của mình 1 đi không trở lại nhé.
Vậy giải pháp là gì? Bạn cần hiểu rõ, SEO là gì, và cái gì thật sự đang hoạt động trong thế giới SEO này, đồng với làm thế nào vượt qua được các thể loại chim thú của Google? Nhiều người nói nào là Panda, Penguin, Zebra… hay lắm, nhưng thực chất họ không biết các tên gọi đó có nghĩa là như thế nào, và tác dụng của nó là gì, làm gì thì sẽ bị phạt.
Và tại sao SEO lại quan trọng với kiếm tiền online như vậy? Hãy nghĩ xem, bạn có 1 keyword vàng với mong muốn kiếm cả trăm, cả ngàn đô la cho keyword đó, thế mà làm mãi chả thấy site của mình ở đâu, thử hỏi làm sao có thể kiếm tiền đây? Và đó chính là lý do mà mình viết Guide về SEO này, đây là guide về SEO và cách ranking cho keyword 2013 toàn diện và chi tiết nhất mà bạn sẽ được đọc, bạn sẽ hiểu rõ cốt lõi của SEO là gì và biết việc bạn đang làm có đúng hay là ko.
alpha-logo

Giới thiệu – Quà tặng 2013

Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và theo dõi blog nhỏ này trong thời gian vừa qua. Để thay lời cảm ơn, mình có món quà nhỏ nhân dịp năm mới đến dành tặng cho tất cả các bạn, những ai đã và đang quan tâm đến kiếm tiền trên mạng. Hi vọng bạn sẽ thích món quà nhỏ này của mình.
Chúc cho bạn và gia đình năm mới an khang, thịnh vượng và thành công hơn!
Để mình thử
Đầu tiên, để đạt được kết quả tốt nhất với SEO và kiếm tiền online, bạn cần thiết phải biết về những hình thức kiếm tiền online uy tín, cách nghiên cứu và chọn keyword hiệu quả, cách phân tích đối thủ trên top 10 trước khi bắt tay vào SEO cho website của bạn.

Tiếp theo bạn cần hiểu rõ SEO là gì, cốt lõi của nó để bạn biết liệu 1 chiến lược nào đó có an toàn, hiệu quả hay là không?

——————————————-

Bạn cần gì trước khi bắt đầu?

——————————————-

Để bắt đầu với chiến lược SEO hiệu quả 2013, bạn sẽ cần những thứ sau:
  1. Budget: $50 – $100/month tuỳ tình hình của bạn
  2. Các công cụ, tools building links: Senuke, Ultimate Demon, Magic Submitter…
  3. Các dịch vụ đi kèm tools: Giải mã Capcha tự động, Private Proxies
  4. PR Powershot và vài High PR links

Cốt lõi của SEO 

Đây là thứ mà mình luôn nói tới, bạn cần phải hiểu cốt lõi của SEO là gì để biết được chiến lược link building mà bạn đang làm có tốt hay không? Có hiệu quả hay không để mà sửa chữa

SEO = PR + Relevance

Giải thích một chút, PR là Page Rank, một thông số do Google đặt ra để xếp hạng độ uy tín của các website, chỉ có một số site có PR 10 là Google và 1 số ít site khác. Còn Relevance là nội dung liên quan, vậy tại sao 2 cái này lại quan trọng.
Hãy nhìn theo con mắt của Google, khi bạn vào Google để tìm kiếm gì đó, điều bạn mong muốn là gì? Bạn cần nội dung liên quan và chính xác đúng như những gì mà bạn cần tìm, đúng không nào? Vậy nếu như Google ko trả về nội dung mà bạn muốn, liệu bạn có còn tiếp tục sử dụng Google không? Hẳn nhiên là không rồi, vậy rõ ràng đây là vấn đề sống còn của Google: “CUNG CẤP NỘI DUNG CÀNG LIÊN QUAN VÀ CHI TIẾT ĐẾN MONG MUỐN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG CÀNG TỐT”
OK, tiếp theo, vậy thì, nếu giả sử có nhiều người cùng cung cấp nội dung liên quan cho bạn, vậy ai sẽ được ưu tiên xếp ở trên? Đó là nơi mà PR thể hiện sức mạnh của mình, Site nào càng uy tín thì sẽ càng xếp hạng ở cao, giả sử cùng 1 nội dung, tổng thống Mỹ nói với bạn, và 1 thằng âm binh thiên lý nào đó nói, bạn sẽ tin ai? Đó chính là cách mà Google xếp hạng các site.

Bạn đã hiểu cốt lõi của SEO?

Nếu đã hiểu, hãy like và G+1 cho mình 1 nhát nào để mình được tiếp sức viết tiếp bài hướng dẫn chi tiết này nhé

———————————————————–

Chiến lược SEO rank cho mọi keyword

———————————————————–

Chiến lược SEO 2013 từng bước một

Đầu tiên và quan trọng nhất. Bạn cần phải biết cài đặt một blog wordpress cho đàng hoàng, biết sử dụng và cài đặt các plugin cơ bản cần thiết cho SEO. Xem qua bài viết này hoặc tham gia khoá học Product Launch Training của mình để học những kiến thức cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trước khi bắt tay vào kiếm tiền online. Một blog khác rất tốt về WordPress là thachpham.com, đó có thể coi là từ điển wordpress tại Việt Nam, bạn có thể tham quan blog của Thạch để tìm hiểu thêm nhé.

Bước 1 – Test keyword với high PR link

Thử nghiệm keyword sẽ cho bạn biết chính xác keyword của bạn khó hay dễ? Mau lên top hay cần nhiều thời gian. Việc test keyword này rất quan trọng, nó giúp cho bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất nhiều trước khi bạn dồn toàn lực vào keyword đó mà không đem lại 1 kết quả nào cả.

Làm như thế nào?

Việc bạn cần làm là hãy trỏ 2 – 3 High PR link về site của bạn, PR mình recommend là PR 4 – 5, nếu những link này khó kiếm hoặc quá mắc thì vài link từ site PR 2 – 3 cũng sẽ rất tốt để test keyword của bạn.
Và kết quả mà bạn mong muốn là gì: Ngay lập tức, trong vòng 1 tuần (Thường thì sau 2 – 4 ngày), bạn sẽ thấy keyword và site của bạn nằm ở Page 1 hoặc Page 2 của Google. Nếu bạn nằm ở Page 3 hoặc 4 thì có nghĩa là Keyword của bạn cạnh tranh, hoặc là High PR link của bạn chưa đủ mạnh.

Tại sao lại có kết quả như vậy?

Lý do mà bạn thấy kết quả cực nhanh như vậy là do như mình đã giải thích ở trên, Google rất thích những link high PR (Link từ page có Page Rank Cao), nó giống như là bạn đang được đề cử bởi 1 ông tai to mặt lớn vậy, và kết quả, càng nhiều ông tai to mặt bự đề cử, hiển nhiên là bạn thăng tiến rất mau. Nguyên lý thật đơn giản phải không nào? Ngoài ra, các link PR này index rất nhanh và sẽ đem lại cho site của bạn một lượng Link Juice rất lớn. Bạn mà còn thắc mắc link juice là gì thì mau mau đọc ngay bài viết này nhé.

Tìm link PR cao như thế nào?

Có 2 cách. Cách thứ nhất là bạn mua link PR cao từ những người sở hữu Domain High PR. Bạn có thẻ tìm các link này rất nhiều trên mạng, như tại Digital Forum. Tuy nhiên bạn cần học cách kiểm tra site PR cao của người bán trước khi mua để tránh link kém chất lượng. Link high PR tốt cần thoả những điều kiện sau
  1. Link Profile tốt (backlink từ nguồn chất lượng và nhiều, trên 1000 backlink là tốt)
  2. Outbound link ít
  3. Ko đến từ site cờ bạc, khiêu dâm, lừa đảo…
  4. Link nằm tại home page với PR của homepage
Cách thứ 2 là bạn mua những domain có PR cao từ Godady Auction chẳng hạn. Sau đó bạn tự cài đặt 1 blog wordspress, đặt nội dung và bất kỳ link nào mà bạn thích.
Để tìm các domain high PR hiệu quả hơn, mình khuyến khích bạn sử dụng một trong các công cụ sau:
  1. PR Powershot: Software này rất tốt, nhiều tuỳ chọn và thông tin về Domain cho bạn chọn, kết nối sẵn luôn với Godady Auction, chọn xong vào bid lấy domain luôn, ngoài ra bạn còn được training làm thế nào chọn được domain tốt -> Highly Recommend
  2. Expireddomains.net: Free nhưng cần có kỹ năng tìm domain giá trị và chất lượng.
  3. Prdrop.info: Chức năng như Expireddomains nhưng dễ sử dụng hơn
Nếu bạn không tìm chỗ mua link tốt, hoặc không tìm mua được high PR domain thì có thể contact với mình, mình có vài Domain High PR links với giá rất ưu đãi chỉ dành riêng cho đọc giả của blog này, bạn sẽ không tìm được nơi nào có giá tốt và chất lượng hơn thế (OPENING IN 07/2013)

 Tại sao lại cần phải có link high PR?

Ở đây mình muốn nói đến việc bạn có thực sự cần link High PR không? Liệu bạn có thể rank top mà không cần link High PR? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên bạn sẽ mất thời gian lâu hơn. Vậy ý nghĩa thực sự của việc sử dụng link high PR là gì? Đó chính là Fast ranking, tại sao? Tại vì bạn muốn đạt lợi nhuận ngay lập tức chỉ sau 1 – 2 tuần. Liệu rằng phương pháp build link bạn đang sử dụng có đem lại cho bạn điều đó? Hoàn toàn không.
Với High PR link, bạn sẽ rank rất nhanh trong vòng 1 – 2 tuần ở Page 1 hoặc Page 2, và điều này sẽ đem lại ngay cho bạn 1 lượng traffic mà biết đâu sẽ đem lại cho bạn 1 vài Sale để cover chi phí mua link của bạn thì sao? Đó là điều mà mình đang muốn nói nhưng quyền quyết định vẫn là của bạn.

Bước 2 – Social Signal 

Bước tiếp theo là tăng độ trust trong con mắt của Google trước khi build mass link cho bước 3. Lý do của việc làm này là gì? Hãy nghĩ theo cách của Google: nếu website của bạn mới, vậy thì việc build mass link sẽ rất dễ bị đánh gía là spam nếu bạn làm không đúng cách. Và để hạn chế điều này, chúng ta đã làm bước 1 là sử dụng high PR link.
Điều đó nó giống như là, bạn được tổng thống giới thiệu tới cộng đồng vậy, tiếp theo, social signal sẽ giúp cho Google hiểu rằng: “À, thì ra, sau khi được tổng thống giới thiệu, thằng site này còn được mạng xã hội quan tâm nữa, cho nó rank thôi”. Việc social signal cũng giúp bạn tạo 1 lớp bảo vệ cho bước build link ở bước kế tiếp. Lý do là gì, hãy nghĩ, việc build mass link cho web site mới rất dễ bị đánh giá là spam, tuy nhiên sau khi được tổng thống giới thiệu và mạng xã hội loan báo, thì việc bạn có 1 đống link đột ngột cũng rất là bình thường, vì sự lan truyền của mạng xã hội rất lớn, đúng không nào? Chính vì vậy, site của bạn sẽ thoát khỏi nguy cơ bị đánh giá là spam và sẽ rank rất nhanh trong vòng 1 thời gian ngắn.

Khi nào và bao lâu với Social Signal link?

Sau khi build high PR link và thấy những chuyển biến tích cực, hãy order ngay một gói Social Signal và chờ khoảng 1 tuần trước khi bước vào bước building link kế tiếp. Một số gói Social Signal mình thấy khá tốt ở SeoClerks đó là:



Sau bước 2 này, site của bạn sẽ có một độ trust nhất định, thứ hạng của bạn cũng sẽ tiến triển rất tốt. Và chúng ta sẽ move qua bước kế tiếp nhé.
Xem video giải trí chút trước khi xem tiếp cho đỡ Stress nào


Bước 3 – Build mass link

Oops! Nội dung này cần bạn mở khoá
Giúp mình mở khoá bằng cách click Like hoặc G+ hoặc Tweet nha
Chỉ mất 1s thôi

Bước 4: Sao chép và lặp lại

Bước này thì quá đơn giản rồi, hãy sao chép mô hình trên cho các site của bạn và bạn sẽ thấy SEO thật sự đơn giản. Không còn gì đơn giản hơn nữa, một khi bạn đã hiểu về nó, bạn sẽ biết bạn đang làm gì, tại sao cái chiến lược đó không work, cần phải thay đổi gì?
Lời cuối cùng, nếu bạn không phiền và cảm thấy bài viết này ko quá tệ, cho mình 1 like và 1 G+ nhé, điều đó sẽ ủng hộ tinh thần mình rất nhiều. Và trong những bài tới, bạn muốn biết thêm về gì, hãy để lại comment bên dưới. Mình sẽ cố hết sức phục vụ các bạn. Xin cám ơn và hẹn gặp lại trong những bài viết sau.


                                                                                                 Source : Danny Nguyen

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Cách lựa chọn Template cho Blogger (Blogspot)

blogger template
Nếu đang sử dụng nền tảng Blogspot để viết blog hẳn bạn đã từng hoặc đang gặp vấn đề về việc lựa chọn một Template (hay Theme) thích hợp cho trang web của mình. Đối các Blog Platform khác như Wordpress hay Joomla, ngoài các theme được chia sẻ miễn phí, bạn hoàn toàn có thể mua các theme Premium với thiết kế chuyên nghiệp đúng nghĩa, hoặc thậm chí bạn có thể đặt hàng các designer thiết kế riêng cho mình một mẫu theme "không đụng hàng".


Trong khi đó, các templates của Blogger lại hoàn toàn miễn phí với số lượng cực kì lớn khiến nhiều người bối rối trong việc lựa chọn, và cũng chính vì free nên bạn khó có thể đánh giá được chất lượng bên trong của một Blogger Template. Lí do mà Blogger không phải là mảnh đất màu mỡ của các web designer chuyên nghiệp chính là vì mã nguồn đóng của nó, rất hạn chế trong việc can thiệp vào SEO và phát triển các tiện ích mở rộng. Mọi thứ đều nằm trong quyền sinh sát của Google. Tuy vậy chúng ta vẫn dùng Blogger, lí do thì ai cũng biết rồi: free và dễ tùy biến.

Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ một ít kinh nghiệm trong việc lựa chọn một template cho blog của bạn, một số ý kiến có thể hơi chủ quan:


Bạn có thể tự thiết kế được template không ?
Template do chính bạn làm ra là phù hợp nhất, bởi chỉ có bạn mới hiểu rõ về blog của mình và chắc chắn là bạn muốn nó phải thật đẹp, thật hoàn hảo. Tuy vậy, việc tự thiết kế template không chỉ cần khiếu thẩm mỹ mà còn đòi hỏi một kiến thức nhất định về Blogspot, về CSS, HTML và biết sử dụng thành thạo ít nhất một phần mềm đồ họa, ví dụ như Photoshop. Nếu bạn chưa sẵn sàng trong việc tự thiết kế template cho riêng mình thì hãy cân nhắc việc lựa chọn một template do người khác thiết kế.

Bạn viết blog về vấn đề gì ?
Phải xác định được nội dung chủ đạo của blog thì bạn mới dễ dàng tìm được template phù hợp. Một blog nhật kí cá nhân thì không nên sử dụng các template dạng báo chí và ngược lại. Một khi đã định rõ được nội dung cần viết thì cũng dễ hình dung được bố cục phù hợp cho template. Ví dụ, blog về tranh ảnh thì chỉ nên có 2 cột, và phần đăng bài phải đủ rộng để hiển thị ảnh một cách đầy đủ


Bạn muốn template trông phải như thế nào ?
Tùy vào sở thích và gu thẩm mỹ của mỗi người mà chọn template thích hợp. Ví dụ, bạn muốn nó trông sáng sủa và màu sắc chủ đạo là màu xanh chẳng hạn. Ngoài ra, có thể bạn muốn template đó phải có một cái footer gồm 3 cột tiện ích và phải có một cái Slider ở trên cùng để thu hút độc giả .v.v.. Các yếu tố này khá quan trọng trong việc lựa chọn template, bởi nếu bạn không quan tâm tới chúng mà chọn bừa một template để rồi cảm thấy không phù hợp với sở thích và nội dung thì quả là phí công vô ích.

Một vài lưu ý khác
Khi đã chọn được template ưng ý thì chưa nên vội sử dụng nó ngay, hãy thử nghiệm nó trên một blog phụ để đảm bảo rằng mọi thứ đều ổn. Việc đầu tiên nên làm là mở blog thử nghiệm bằng tất cả các trình duyệt phổ biến (Firefox, Chrome, IE...) để xem có xung đột gì xảy ra hay không ? Nếu trên Firefox, template hiển thị kiểu này nhưng trên IE lại hiển thị kiểu khác thì quả là tai hại. Nếu đủ khả năng, hãy tự fix các lỗi đó còn không thì nên chọn một template khác ít xung đột hơn. Cái thứ hai cần chú ý là tốc độ trang web khi dùng template đó, nhiều template bị chèn quá nhiều script hoặc code viết chưa chuẩn dẫn đến tốc độ trang web trở nên chậm chạp khiến ảnh hưởng đến trafficSEO. Bạn có thể truy cập địa chỉ gtmetrix.com để kiểm tra tốc độ blog thử nghiệm, gtmetrix cũng đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích để cải thiện tốc độ blog. Một vấn đề cần quan tâm nữa là khả năng SEO của template, đây là yếu tố rất khó có thể đánh giá, nhất là đối với Blogspot. Tuy vậy chúng ta vẫn dễ dàng cải thiện SEO cho template bằng nhiều thủ thuật được chia sẻ trên mạng.


Tiêu chí lựa chọn template của mình là: bố cục đơn giản, màu sắc sáng sủa, đẹp, nhiều hiệu ứng bắt mắt nhưng vẫn đảm bảo tốc độ load nhanh. Hy vọng bài viết này có ích cho bạn trong việc tìm kiếm một template thích hợp nhất với mục đích.

Một số trang web chuyên cung cấp Template cho Blogger:
-   http://btemplates.com (kho template đồ sộ nhất)
-   http://www.premiumbloggertemplates.com (nhiều template "độc")
http://besttheme.net (cung cấp nhiều template cực đẹp được convert từ wordpress)
-   http://www.deluxetemplates.net (thư viện template minimalist)
-   http://www.zoomtemplate.com


                                                                                                                Source: Noct

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Hướng dẫn chi tiết cách mở thẻ Visa Prepaid và đăng ký PayPal để mua hosting và domain (By: Vũ Minh)

dang-ky-the-visa-prepaid
   Có một khó khăn lớn nhất cho những người dùng tại Việt Nam khi mua hosting nói riêng và các sản phẩm tại nước ngoài nói chung là khâu thanh toán trực tuyến. Hầu hết mọi người vẫn chưa hình dung được cách mở thẻ Credit Card (Visa/Mastercard) là như thế nào mặc dù nó rất dễ dàng, thường thì phương thức thanh toán trực tuyến có 3 hình thức thanh toán phổ biến như:
  1. Credit Card (Visa/Mastercard/American Card..v..v)
  2. PayPal
  3. Google Wallet
Riêng phương thức 2 và 3 thì bắt buộc bạn cần phải có thẻ credit card, nói cách khác thì nếu bạn có credit card rồi thì bạn sẽ dễ dàng mở thêm các tài khoản thanh toán online khác. Sau khi nhờ một người trải nghiệm thực tế đi đăng ký thẻ Visa Prepaid tại ngân hàng Á Châu (ACB), mình xin thuật lại cách mở thẻ Visa Prepaid tại ngân hàng ACB để mua hàng online chỉ trong vòng 10 phút và hướng dẫn verify PayPal với thẻ Visa Prepaid.

Lý do mà mình chọn ngân hàng ACB thì bản thân tác giả bài viết này đã có kinh nghiệm hơn 5 năm sử dụng thẻ Visa Debit tại ngân hàng ACB, mặt khác nhân viên của ACB cũng có am hiểu nhiều về PayPal nên sẽ có thể giúp bạn mở tài khoản PayPal và verify nó cực kỳ dễ dàng.
Trước khi làm thẻ Visa Prepaid thì bạn có thể tham khảo thông tin về loại thẻ Visa Prepaid của ngân hàng ACB tại đây.

Bước 1 – Điền form mở thẻ Visa Prepaid tại ngân hàng ACB

Bạn chạy ra chi nhánh ngân hàng ACB gần nhất để tiến hành làm thẻ, hiện nay ACB có khoảng 343 đại lý trên khắp cả nước. Xem địa chỉ các chi nhánh
Khi đi nhớ mang theo một bản gốc CMND hoặc hộ chiếu hợp lệ, còn hiệu lực sử dụng.
Làm thẻ Visa Prepaid ngân hàng ACB
Chuẩn bị một bản gốc CMND hoặc hộ chiếu hợp lệ
Khi đến ngân hàng, bạn hỏi bộ phận thẻ, lễ tân sẽ chỉ cho bạn đến nơi bạn cần và họ sẽ đưa bạn một form điền thông tin khai báo để mở thẻ (2 mặt)
Mở thẻ Visa Prepaid ngân hàng ACB
Mặt trước form đăng ký mở thẻ
Làm thẻ Visa Prepaid ngân hàng ACB
Mặt sau form đăng ký thẻ Visa Prepaid
Sau khi đưa CMTND và khai báo đầy đủ vào form trên, đợi 10 phút để nhân viên ngân hàng xử lý thông tin (nhập thông tin vào máy) và in thẻ cho bạn.
(Lưu ý: thẻ này sinh ra để phục vụ mục đích thanh toán online nên không cần phải kích hoạt gì cả, mặc nhiên có thể thanh toán online được rồi)

Phí mở thẻ

Hiện tại tất cả các loại thẻ của ACB (trừ thẻ Visa Credit) đều được miễn phí mở thẻ (tương đương với 200.000 VND) đến hết ngày 31/3/2013 nhé. Phí gia hạn hàng năm là 100.000 VND sẽ tự động trừ vào tài khoản của bạn khi đến hạn hàng năm
Sau khi thông tin đã hoàn tất, nhân viên ngân hàng sẽ cấp cho bạn 01 thẻ Visa Prepaid có số thẻ (12 số), tên chủ thẻ, tháng và năm hết hạn và số CVV (3 số) ở đằng sau thẻ là mã số bí mật để bạn điền vào khi thanh toán online. Xem ảnh dưới
Mặt trước của thẻ (Số thẻ và tên chủ thẻ đã bị làm mờ)
Làm thẻ Visa Prepaid ngân hàng ACB
Mặt sau của thẻ (Phần bị bôi đen là 3 số CVV)
Làm thẻ Visa Prepaid ngân hàng ACB
Đồng thời bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy xác nhận bạn đã nhận thẻ của ngân hàng và bên trong có mã PIN gồm 4 chữ số để kích hoạt thẻ và sử dụng khi rút tiền tại ATM của ACB.
Làm thẻ Visa Prepaid
Giấy xác nhận mở thẻ

Bước 2 – Nạp tiền vào tài khoản Visa Prepaid

Như đã chia sẻ ở trên, tài khoản Visa Prepaid của bạn chỉ hoạt động được khi có tiền ở trong tài khoản. Vì vậy, để verify tài khoản trên paypal.com với chi phí 1.95$ bạn cần phải nộp ít nhất là 50.000 VND vào tài khoản của bạn.
Khai thông tin vào giấy nộp tiền như bình thường
Làm thẻ Visa Prepaid ngân hàng ACB
Xong, chúc mừng bạn đã hoàn thành xong phần đăng ký và sở hữu thẻ tín dụng Visa Prepaid của Ngân hàng Á Châu (ACB). Ngay tại bây giờ các bạn có thể mua hosting hay theme bằng thẻ, chỉ cần có sẵn tiền trong tài khoản là mua được hết. Nhưng nếu bạn muốn mở thêm tài khoản PayPal để mua hàng trên các trang chỉ hỗ trợ PayPal thì xem tiếp phần dưới.

Bước 3 – Đăng ký và verify tài khoản PayPal

Bạn truy cập vào paypal.com, nhấn nút Sign up now. Tiếp đó lựa chọn mục Personal và bất nút Get Start
Đăng ký tài khoản PayPal
Sau đó điền đầy đủ thông tin đăng ký, nhớ nhập thông tin thật nhé.
Đăng ký tài khoản PayPal

Lưu ý nhập email

Với paypal, tài khoản e-mail chính là tài khoản bạn sử dụng để giao dịch nhận tiền và thanh toán trực tuyến. Vì vậy bạn nên cân nhắc trong việc lựa chọn e-mail để sử dụng. Trong trường hợp này, mình khuyến cáo các bạn nên sử dụng email có đuôi tên công ty hoặc một email riêng, không nên sử dụng e-mail miễn phí như gmail hay hotmail hay yahoo phòng trường hợp bạn bị hack mất nick dẫn đến khó khăn trong việc lấy lại tài khoản.
Đến bước này bạn đã hoàn tất 50% việc đăng ký tài khoản tại Paypal rồi. Bước tiếp theo là việc xác minh (get verify) tài khoản bằng việc kết nối tài khoản paypal của bạn với 1 tài khoản ngân hàng, cụ thể ở đây là tài khoản Visa Prepaid của ngân hàng Á Châu (ACB) mà bạn vừa mở lúc nãy.
10
Sau khi nhấp vào đó,  bạn sẽ điền thông tin cá nhân như họ và tên, số tài khoản, số CVV, tháng và năm hết hạn của thẻ. Paypal sẽ ra thông báo như hình dưới đây, khi bấm Continue, paypal sẽ gửi về một mã số bí mật bao gồm 4 chữ số. Tại thời điểm đó paypal sẽ trừ $1.95 trong tài khoản của bạn và khoản tiền này sẽ hoàn lại sau 24h kể từ khi tài khoản của bạn được xác nhận (verified)
Verify tài khoản PayPal
Bạn cần đợi khoảng 30 phút sau đó gọi lên tổng đài của ACB theo số 1800 577775 bấm số 1, tổng đài viên sẽ yêu cầu bạn cung cấp số thẻ, tên, ngày sinh, số cmtnd để xác nhận và cung cấp cho bạn mã số bí mật để kích hoạt tài khoản, bạn điền mã số bí mật vào khung dưới đây và nhấn nút Confirm Card.
12
Chúc mừng bạn đã xác minh và kích hoạt thành công tài khoản Paypal
Verify tài khoản PayPal
Vậy là ngay từ bây giờ bạn có thể mua hàng thoải mái trên mạng thông qua PayPal hoặc thẻ Visa Prepaid rồi nhé :D

Một số lưu ý khi dùng PayPal
  • Bạn không cần phải có sẵn tiền trong PayPal, chỉ cần có tiền trong thẻ là mua được vì PayPal sẽ tự rút tiền trong thẻ của bạn ra.
  • Không nên đưa tài khoản PayPal cho người khác.
  • Không nên nhận tiền bừa bãi từ tài khoản PayPal khác.
  • Nếu bạn đi du lịch sang nước ngoài, tốt nhất đừng đăng nhập vào PayPal vì có thể nó sẽ bị limit.
Đến đây mình xin khép lại bài hướng dẫn, nếu bạn có thêm bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào liên quan đến việc mở thẻ Visa Prepaid và verify PayPal thì cứ gửi bên dưới, Thạch và tác giả bài viết sẽ trợ giúp bạn.

Kinh nghiệm tránh bị limit khi mới tạo tài khoản

Một kinh nghiệm rất hay giúp bạn tránh những vấn đề rắc rối khi tạo tài khoản PayPal. Đọc ngay

Gỡ limit PayPal

Trong lúc sử dụng PayPal có thể bạn sẽ ít nhất bị một lần limit tài khoản. Hãy tham khảo cách gỡ limit tại đây.

                                                                                                                                                             Source by: Thach Pham

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Hiểu rõ nguyên lý và cách xếp hạng của Google

Mục đích của Google là hiển thị các kết quả có liên quan nhất và chất lượng cao nhất dựa trên những gì người dùng gõ vào thanh tìm kiếm.  Đây chẳng phải là công việc dễ dàng.  Bởi vậy, nếu ai đó mở Google và gõ vào: “Blog là gì?”; làm thế nào Google biết được trang nào nên được xếp hạng đầu tiên?  Vì thực tế  có hàng triệu trang web nói về blog.
Google nhìn vào các yếu tố SEO trên trang (SEO on-page) và các yếu tố SEO ngoài trang (SEO off-page) để xác định thứ hạng của trang.
Các yếu tố trên trang bao gồm các thứ như: tựa đề bài viết, chất lượng ngữ pháp, cách sử dụng truy vấn tìm kiếm (từ khóa) trong bài viết, và hơn thế nữa.  Bởi vậy, một bài viết có tiêu đề “Blog là gì” thì có vẻ được xếp hạng cao hơn bài viết có tiêu đề là “Nguồn gốc của Blog”.  Thêm vào đó, việc đưa truy vấn tìm kiếm thực sự (từ khóa) vào bài viết (không chỉ đưa vào trong tiêu đề mà thôi) cũng giúp Google biết được bài viết nên được xếp hạng theo cụm từ đó.
Tuy nhiên, các yếu tố trên trang này chỉ là một phần của vấn đề. Các yếu tố ngoài trang cũng rất quan trọng.  Chúng bao gồm các liên kết (các trang web khác tham chiếu tới trang của bạn bằng siêu liên kết (hyperlink)), các yếu tố xã hội (bao nhiêu người đang nói về trang web này), và độ uy tín của trang (page authority) liên kết tới trang của bạn hay trang đang nói về trang trang web của bạn. Như bạn có thể thấy, khi Google phải nhìn vào hàng triệu trang web mà tất cả chúng đều nói về cùng một chủ đề gì đó thì đó chẳng phải là công việc dễ dàng gì; nhưng hướng dẫn cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được quy trình chọn lọc của Google.

Kết quả tìm kiếm tự nhiên và kết quả tìm kiếm có trả tiền

Nói chung  Google hiển thị khoảng 10 kết quả tìm kiếm “tự nhiên” trên mỗi trang.  Kết quả tìm kiếm “tự nhiên” là kết quả KHÔNG phải trả tiền.  Bởi vậy, nếu như bạn có một trang web có liên quan nhất và chất lượng cao nhất theo truy vấn tìm kiếm cụ thể, bạn có thể được xếp hạng miễn phí trên trang đầu của Google! Sướng nhé :D
Tuy nhiên, cũng có vài kết quả “được trả tiền”.  Chúng thường hiển thị trên cùng của những kết quả hoặc ở cột bên phải. Hãy xem bức ảnh này để thấy sự khác biệt giữa các kết quả tìm kiếm được trả và kết quả tự nhiên:
search results

Tầm quan trọng của từ khóa liên quan

Nói chung, bạn chớ viển vông mong được xếp hạng cao trên Google nếu bạn không đưa từ khóa vào bài viết của mình.  Điều này rõ ràng là hợp lý. Ví dụ khi người dùng tìm kiếm từ khóa “làm blog thế nào” thì trang web nói về chủ đề “làm blog thế nào” sẽ được xếp hạng cao hơn trang web nói về chủ đề “tán gái thế nào” :D . Đây chính là yêu tố về sự liên quan của từ khóa.
Vì vậy, ít nhất hãy chắc chắn rằng bạn phải đề cập từ khóa để nó được xếp trên Google vào bài viết của bạn.
Vấn đề chính là việc lên kế hoạch!  Nếu bạn không nhắm vào bất kỳ từ khóa cụ thể nào để thử và xếp hạng cho nó, bạn chẳng xếp hạng được thứ gì đáng kể cả.
Tuy nhiên khi đề cập từ khóa của bạn trong bài viết, đừng đi quá giới hạn!  Đề cập từ khóa của bạn một hoặc hai lần trong bài viết của bạn là đủ rồi! Nếu trong đoạn văn nào mà bạn cũng đề cập đến từ khóa thì đây được gọi là “nhồi nhét từ khóa” và Google có thể thật sự làm cho thứ hạng của bạn thấp đi vì điều đó.  Bởi vậy, đừng tự hại mình bởi lạm dụng từ khóa – chỉ đề cập vài lần thôi là được rồi. Mình cũng bị dính chưởng về “nhồi nhét từ khóa” khi mới bắt đầu làm Product Launch. Tưởng nhiều là tốt mà. Chết vì tham.

Tiêu đề trang

Có lẽ giờ bạn đã hiểu sự liên quan của từ khóa là gì rồi.  Nhưng điều còn quan trọng hơn cả việc đề cập từ khóa trong bài viết của bạn là việc đưa từ khóa vào Tiêu đề trang! Google chú ý nhiều tới những gì được đề cập trong tiêu đề trang.  Điều này cũng rất hợp lý:  Tiêu đề bài viết của bạn sẽ cho biết nội dung của bài viết là gì.
Lần nữa, đây chỉ là vấn đề của việc lên kế hoạch.  Nếu bạn ngẫu nhiên viết blog về những gì bạn nghĩ về thế giới, bạn có thể đặt tên cho bài viết của mình là “Ý nghĩ của tôi về Tháng 11 2012″.  Bạn nghĩ rằng sẽ có bao nhiêu người đang tìm kiếm cụm từ đó trên Google?  Chẳng ai cả.
Nhưng giả định rằng với bài viết “Suy nghĩ của tôi”, bạn định viết về cách bạn đã học để cải thiện kĩ năng viết sơ yếu lý lịch của mình.  Bây giờ đơn giản bằng cách thay đổi tiêu đề thành “Cách để nâng cao kỹ năng viết sơ yếu lý lịch”; BÂY GIỜ thì bạn đã có được điều mà người ta thực sự tìm kiếm trên Google!
Đơn giản bằng cách tối ưu tiêu đề của bài viết, bạn có thể thấy sự khác biệt giữa hầu như không có lượt truy cập nào đến có rất nhiều luồng truy cập miễn phí từ Google.

Liên kết

Backlink là gì?  backlink đơn giản là “hyperlink (siêu liên kết)” đến trang web khác hoặc trang khác.  Các liên kết là cách để Google biết được nội dung nào đang được nói đến và điều gì có thể được coi là quan trọng.  Trang web càng có nhiều “like” hoặc nhiều liên kết thì càng có khả năng được  xếp hạng cao.
Các liên kết (links) từ các trang trang web càng có uy tín  thì càng có giá trị. Một liên kết từ CNN.com sẽ có giá trị hơn liên kết từ blog cá nhân mới lập nào đó.
Có người nghĩ rằng các liên kết là yếu tố quyết định để được xếp hạng trên Google.  Nhưng đó cũng chỉ là một phần trong số các yếu tố khác mà thôi. Đúng là nó có ích nhưng bạn nên chú trọng vào việc  tìm kiếm các từ khóa để xếp hạng có mức cạnh tranh thấp, xây dựng nội dung chất lượng cao, và tối ưu hóa các tiêu đề.
Sau khi đã có nội dung chất lượng, bạn có thể chia sẻ nó với những người khác trong cùng lĩnh vực, kết nối với những blogger liên quan, tham gia tích cực ở mảng truyền thông xã hội, và các trang khác sẽ bắt đầu liên kết với bạn!

Uy tín tên miền và Uy tín trang

Độ uy tín tên miền và Uy tín trang (Domain Authority và Page Authority) là các thuật ngữ được SEOmoz.org dùng định lượng uy tín trang web hay trang viết.  Trở lại ví dụ đã nêu ở trên với liên kết từ CNN.com (có độ uy tín cao hơn) thì quan trọng hơn liên kết từ một trang kém hơn.  Nếu bạn có thể có được liên kết từ một trang có uy tín cao thì sẽ hữu ích cho việc tăng thứ hạng của bạn.

Phân tích cạnh tranh

Với những điều nêu trên, bạn có thể bắt đầu hiểu được mức độ khó, dễ khi muốn xếp hạng cho từ khóa.  Đây là những gì cần xem khi phân tích top 10 kết quả trên Google:
  • Từ khóa được đề cập trong bài viết chưa?
  • Từ khóa có nằm trong tiêu đề trang không?
  • Bài viết có chất lượng cao không?
  • Có bao nhiêu liên kết dẫn đến trang?
  • Nguồn gốc của các liên kết đó?
  • Trang web được xếp hạng có độ Uy tín tiên miền và Uy tín trang cao không.
Đây chỉ là những điều cơ bản sưu tầm muốn được chia sẻ với các newbie thôi nhé, mình sẽ cập nhật các bài viết với các chủ đề chuyên sâu hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài.



                                                                                                                                                                    Source: Quancong

Tổng hợp các hình thức build link cho site 2013



Mở đầu với sự trở lại lần này, mình xin viết 1 guide toàn diện về Link building 2013 về các thể loại backlinking để các bạn có cái nhìn toàn diện về các hình thức build link hiện nay và có thể chọn cho mình hình thức cũng như chiến lược phù hợp cho site của mình.

The Ultimate Alpha SEO Guide  alpha-logo

Alpha SEO Guide là một Guide toàn diện về SEO gồm nhiều bài viết cover nhiều trường hợp, mình sẽ cố gắng viết thật chi tiết, dễ hiểu cho bạn follow theo. Mục đích của guide này là làm cho bạn hiểu rõ thực chất SEO là gì, cách nó hoạt động như thế nào, và những gì đang thực sự còn hiệu quả sau những update của Google. OK, Let’s ROCK!

Alpha Seo Link Building Guide Pro 

Bài đầu tiên trong Series Alpha SEO Guide mình sẽ viết về một số các hình thức link buiding hiện tại và cái gì thực sự đang work. Ngoài ra việc hiểu rõ mình đang làm gì trong SEO rất quan trọng, nó sẽ giúp cho bạn biết mình đang gặp phải vấn đề gì và làm sao để khắc phục nó. Bài này mình tham khảo từ bài viết của một blogger nước ngoài. Bạn có thể đọc bài gốc của nó ở đây
IM Coaching là đúc kết nhiều năm kinh nghiệm của chuyên gia Hùng Marketing về Affiliate. Khóa học cung cấp cho bạn kiến thức về Affiliate Marketing với Product Launch và nhiều kiến thức bổ ích khác. Nhiều bạn đã kiếm gần $500/tháng với Product Launch và Affiliate sau khi tham gia học và thực hành từ IM coaching, và bạn cũng có thể làm được như vậy.
OK, mục đích của Guide này là gì. Nếu bạn đang lang thang trên mạng tìm hiểu về backlinking và thấy blah blah nào là Link wheel, Link Pyramid, rồi Link Juice…. Ắt hẳn là ko ít lần bạn tự hỏi: “Thế quái gì nhiều link thế, cái thể loại nào thực sự hiệu quả đây”. Mình đã từng như vậy, đã rất bối rối với các thể loại link building này. Do đó, trong cái guide nhỏ xí này, bạn sẽ biết hết chúng nó là cái thể loại gì và em nào đang hot nhất trong SEO 2013 này.

____________________________________

Lý thuyết cơ bản về Link Building

____________________________________

Link juice là gì? 

linkjuice
OK, nhìn vào hình, dễ thấy “link juice” là một khái niệm về độ mạnh của backlink, đây là khái niệm cơ bản trước khi bạn đi sâu vào bất kỳ chiến lược link building nào.
Link juice hoạt động như thế nào? Khi bạn nhận được một link, bạn không chỉ nhận được sức mạnh từ link đó mà còn nhận được “Link juice” từ những link trỏ tới link của bạn.
Lấy ví dụ: Nếu 1000 trỏ tới site của bạn, và site bạn trỏ tới kiemtientrenmangaz.com, điều đó có nghĩa là sức mạnh của 1000 backlink kia không chỉ chuyển về cho site của bạn, mà còn ảnh hưởng tới kiemtientrenmangaz.com hay ngắn gọn, nếu bạn nhận được 1 link, bạn ko chỉ có sức mạnh của nó, mà còn có sức mạnh của những link đang trỏ tới link đó. Đơn giản đúng ko nào?
Không những thế, nếu có 3 tầng link, Link 1 -> link 2 -> link3 -> Site của bạn thì link juice sẽ được truyền đến tất cả các site trong hệ thống này, tuy nhiên sức mạnh của link sẽ giảm dần, trong trường hợp này, sức mạnh của link 1 truyền tới link 2, link 3 và site của bạn sẽ giảm dần.

Lý thuyết về Buffer Site

Buffer
OK, vậy là bạn đã hiểu Link Juice là gì đúng không nào? Vậy câu hỏi là, tại sao ko send luôn cả đống link về main site luôn mà phải rườm rà linking nhiều tầng như vậy.
Hãy nghĩ theo suy nghĩ của Google. Nếu bạn là một site mới, thế quái nào lại có cả đống link trỏ tới site của bạn, nó rất là không tự nhiên, và nếu bạn vẫn ngoai cố và cố tình làm như thế, hẳn nhiên Google Penguin sẽ cho bạn ăn tát ngay về cái tội link building quá mức. Vậy giải pháp là gì?
Hãy sử dụng lý thuyết về link juice ở trên, bạn đã biết là một link trỏ tới site của bạn đem theo cả sức mạnh của những link trỏ tới nó. Do đó, hãy sử dụng một site đệm để bảo vệ cho site của bạn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi con mắt của Google, đặc biệt là nếu site bạn là một site mới.

____________________________________

Các chiến lược Link Building

____________________________________

1. Link Pyramid

PyramidLink Pyramid hay còn gọi là link kim tự tháp là Pyramid of links hay kim tự tháp của links -> Đơn giản đúng không nào?
Nó hoạt động như thế nào? Link Pyramid hoạt động dựa trên lý thuyết về link juice và buffer site. Mình lấy ví dụ bạn có 1000 links -> 100 links -> 10 links -> Site của bạn. Như vậy thực chất site bạn chỉ có 10 links, nhưng sức mạnh của 10 link này được xây dựng dựa trên 100 links kế tiếp và tương tự, 100 links này mạnh nhờ 1000 links ở phía sau của nó.
Google rất thích kiểu link building như thế này, lý do? Trong con mắt của Google, links profile của bạn rất sạch sẽ, chỉ có 10 links, nhưng đây là những link thực sự chất lượng. Google thích những link chất lượng như thế này, với việc xây dựng 1 tầng link bảo vệ cho main site của bạn như vậy, bạn hoàn toàn tránh khỏi con mắt của Google Penguin thay vì send hàng tấn link thẳng về site của mình.

Cách thực hiện Link Pyramid:

Lý thuyết là như thế, nhưng thực tế, link tầng 1 của bạn là link gì, tầng 2 là link gì và tầng 3 là link gì? Dưới đây là out line dành cho bạn:
Bước 1: Build 10 – 100 links trỏ tới site của bạn từ những nguồn sau:
  • Web 2.0
  • Article Directory
  • Social Signal
  • Web Directory
  • Social Bookmarking
  • Wiki sites
  • PDF site
Bước 2: Build 300 – 500 links trỏ tới những link mà bạn đã tạo ở bước 1, links cho bước 2 bao gồm:
  • Social Bookmarking
  • Blog Comment
  • Wiki sites
  • Forum Profiles
  • Web 2.0 Profile
  • Article Directory
  • Web Directory
Bước 3: Build mass links trỏ tới những link bạn tạo ở bước 2 bao gồm:
  • Social Bookmarking
  • Social Signal
  • Pinger
  • Mass comment
  • Indexer
  • Track back
  • Ping back
  • Và tất cả các thể loại link nào mà bạn nghĩ ra được…..
Tips: Để tạo link ở Tier 1, bạn có thể sử dụng SEnuke, hãy đọc series hướng dẫn sử dụng Senuke của mình ở đây. Để tạo link tier 2 và tier 3, bạn cũng có thể dùng senuke hoặc mua các gig trên Seo Clerks, chỉ cần đăng ký là có thể đặt hàng ngay. Bạn có thể đăng ký sử dụng Seo Clerks tại đây

2. Link Chains và Link Wheel

Chain
 Bên trên là hình minh hoạ link chains. Các hoạt động của nó rất đơn giản, backlink của bạn link lẫn nhau và sau đó tất cả link tới main site của bạn. Đây là chiến lược link building mạnh nhưng cũng rất nguy hiểm, Mình thích Link pyramid hơn tuy nhiên nếu bạn tạo được link chains như trên, link của bạn sẽ rất mạnh.

Cách tạo link chains:

Bước 1: Tạo 1 page trên các web 2.0. List các web 2.0 bên dưới:
  • WordPress.com
  • Squidoo.com
  • Blogger.com
  • Hubpages.com
  • Và 1 số các web 2.0 khác
Bước 2: Tạo 1 page trên các Article Directory. List các article directory bạn có thể dùng ở đây
Bước 3: Ở page bạn tạo ở bước 1, bạn đặt link đến site của bạn và tới page bạn tạo ở bước 2
Bước 4: Lặp lại bước 1 cho đến khi bạn cảm thấy đủ
Chú ý: Không bao giờ được đóng link chains, có nghĩa là không bao giờ được tạo thành 1 vòng tròn link. Lấy ví dụ, Link 1 -> link 2 -> link 3 -> link 1 là một vòng. Never do that. Nếu không bạn hãy cẩn thận với Penalty đấy.
Circle
Đây là mô hình link wheel. Cách hoạt động của nó dựa trên mô hình link chain nhưng đây là bản cải tiến từ link chain. Để tạo link wheel, bạn tạo một vòng tròn link, link 1 -> link 2 ->….-> link n, tất cả là link 1 chiều, không bao giờ được link ngược trở lại. Sau đó, một và chỉ 1 trong số các link trỏ về Main Site của bạn. Đó chính là link wheel.

Các tạo link wheel

Bước 1: Tạo 5 – 7 link web 2.0 và link với nhau theo hình vòng tròn như sơ đồ trên, tất cả là link 1 chiều, không bao giờ được link ngược lại. Các site để tạo link wheel bao gồm
  • WordPress.com
  • Squidoo.com
  • Blogger.com
  • Hubpages.com
  • Và 1 số các web 2.0 khác
Bước 2: Tạo link trên các site đó và link với nhau theo hình vòng tròn. Link 1 -> link 2 -> link 3 ->… -> link 1
Bước 3: Chọn 1 trong các link và trỏ về main site của bạn
Chú ý: Không tạo link wheel lớn, chỉ tạo link wheel nhỏ với từ 5 – 7 sites trong vòng tròn. Link wheel lớn có thể khiến bạn gặp nguy hiểm. Kết hợp link wheel và link pyramid sẽ giúp bạn có 1 link profile hoàn hảo.

 3. Tier Link Building & Social Tier Link Building

tierNhìn sơ đồ trên thì thấy có vẻ phức tạp thế nhưng thực sự thì nó rất đơn giản. Đây là mô hình ứng dụng áp dụng Link Pyramid và Link Chain. Mô hình hoạt động rất tổt cho các keyword cạnh tranh.

Cách tạo Tier Link Building:

Bước 1: Tạo Link tier 1 như mô hình link Pyramid và trỏ về Main site của bạn
Bước 2: Dùng link chain tạo liên kết giữa các trang trong tier 1 nhưng tuyệt đối không được đóng link thành vòng tròn như link wheel.
Bước 3: Tạo Link tier 2 trỏ về tier 1 và link tier 3 trỏ về tier 2 tương tự như tạo link tier 1
socialOK, hình bên trên là mô hình của chiến lược Social Tier Link Building. Như bạn cũng biết, các Social Signal ngày nay có ảnh hưởng rất nhiều tới việc xếp hạng của các website, nhất là các website mới. Trong con mắt của Google, nếu site bạn có chất lượng tốt, hẳn nhiên nó sẽ được chia sẻ và viral trên các Social Network? Và đây là tín hiệu cho Google thấy rằng website của bạn là một nguồn đáng tin cậy và do đó sẽ ưu tiên xếp hạng cho bạn trên Top 10.

Cách tạo Social Link Building:

Bước 1: Tạo các trang sau và đặt link trỏ về site của bạn:
  • Facebook Fan Page
  • Google Plus Page
  • Twitter Page
  • Youtube Channel
Bước 2: Mua mass view, like, retweet trỏ về các page vừa tạo ở bước 1. Không nên mua G+ vì Google có thể track được G+. Nếu bạn muốn tăng G+, Iseo là một software tốt để tăng G+ mà bạn có thể sử dụng.
NOTE: Áp dụng Tier Link Building và Social Tier Link Building là một cách rất tốt và rất mạnh để tăng thứ hạng của bạn trên Google. Có thể nói 2 chiến lược này là súng và đạn mà bạn cần trong cuộc chiến với Google. Bạn nên master việc link building như thế này nhé.

4. Link Baiting và Guest Post

Mình sẽ nói thật ngắn gọn cho 2 chiến lược link building này nhé.
Link Baiting là hình thức mà người khác sẽ link đến site của bạn một cách tự nhiên, lấy ví dụ bạn đọc được guide về SEO như thế này trên Blog của mình và cảm thấy nó rất cần thiết cho những người mới, bạn có thể giới thiệu bài viết này cho bạn bè của mình hoặc cho đọc giả blog của bạn nếu như bạn đang sở hữu 1 blog.
Guest post là hình thức mà bạn tìm đến những website cùng lĩnh vực với site của bạn và yêu cầu được viết bài cho site của họ. Đổi lại, bạn sẽ được đặt link đến site của bạn, thông thường mỗi bài Guest blog bạn được phép đặt từ 2 – 3 links.

Link Baiting và Guest Post có hiệu quả không?

Nếu bạn đang xây dựng một website mới và cần rank nhanh thì đây không phải là chiến lược dành cho bạn. Tuy nhiên, nếu bạn là một authority blogger và muốn xây dựng một authority site cho long term thì đây là 2 chiến lược link building mà bạn không thể bỏ qua. 2 chiến lược trên không chỉ đem lại những link chất lượng vô cùng mạnh mẽ mà còn đem lại cho bạn một lượng traffic kha khá.

Cách xây dựng Link baiting và Guest Post

Hãy ghi nhớ trong đầu rằng, đây là 2 chiến lược cho long term, do đó để đạt được thành công với 2 chiến lược này, cách tốt nhất là bạn hãy tạo ra những thông tin hữu ích trên site của bạn. Sau khi có một lượng thông tin và traffic kha khá, hãy tìm đến những blog lớn trong cùng lĩnh vực và yêu cầu họ cho bạn Guest post. Hãy nhớ rằng, đối với những site lớn, họ sẽ không cho bạn guest post trừ khi site của bạn chất lượng, do đó hãy nâng cấp chính mình rồi sau đó mới suy nghĩ đến việc lấy link từ Guest Post và Link Bating.
Một số bài Guest post của mình trên các blog lớn khác mà bạn có thể tham khảo:
  1. Search Engine sử dụng link như thế nào (Thachpham.com)
  2. Chiến lược build link cho website mới (Giaiphapso.info)

Kết luận và Resource

OK, như vậy bạn đã biết các chiến lược link building hiện nay rồi. Và bây giờ mình sẽ tổng kết lại để bạn có một cái nhìn toàn diện về link building và bắt đầu chiến lược link building phù hợp cho chính mình

Đối với website mới và short term

Chiến lược tốt nhất mà bạn nên sử dụng là:
  • Pyramid Link Building
  • Tier Link Building
  • Social Tier Link Building
  • Link Wheel
Resource: Nếu bạn muốn out source thì đây là một số dịch vụ mình khuyến khích bạn nên sử dụng. Đầu tiên, bạn cần đăng ký 1 account miễn phí trên SeoClerks để sử dụng các dịch vụ này. Và bên dưới là các dịch vụ mình Recommend bạn sử dụng.
1. Link Wheel:
Monter Link Package (50% Moneyback Guarantee)
2. Tier Link Building:
One Stop SEO Shop (70% Moneyback Guarantee)
3. Social Signal
Youtube View + Like + Subscriber (Tốt cho youtube SEO và Youtube social signal)
15k likes Facebook fan page
Mass Twiiter Follower + Facebook Like + Youtube View
4. Link Pyramid
2 – 3 tier, web 2.0 on tier 1 + wikis link, social bookmarking, ping, indexer on tier 2 and 3
web 2.0 + AD + SB on tier 1, wiki + SB on tier 2, blog comment + Ping on tier 3
5. High PR Links (Tốt để tăng độ trust cho site bạn hoặc tăng Page rank cho site)
20 PR 9 Backlink (100% Positive Feedback)
Penguin 2.0 High PR Links + High PR bookmarking (100% Possitive Feedback)

 Chiến lược sử dụng các dịch vụ bên trên

  1. Order High PR links trước để tăng độ trust và boost ranking cho các keyword chính
  2. Order Social Signal và chờ 1 – 2 tuần trước khi build thêm link để làm cho website trông thật tự nhiên trong mắt Google
  3. Order Link Pyramid hoặc Tier Link Building, sử dụng nhiều anchor text như: KW đồng nghĩa và KW phụ, từ chung chung (Click here, read more), naked URL…
  4. Order thêm Link Wheel cho các keyword chính

Đối với Site Authority và Long term

Đối với các site Authority, bạn cũng sử dụng chiến lược cho website mới bên trên khi website mới bắt đầu. Sau khi đã có một số nội dung hữu ích và traffic. Bạn tiếp tục sử dụng Link Baiting hoặc Guest Post để tăng traffic và authority cho website của bạn.
Đó là toàn bộ các chiến lược và dịch vụ mà bạn có thể sử dụng cho site của mình. Bạn không nhất thiết phải mua dịch vụ, bạn có thể build tay hoặc sử dụng các Tools. Các dịch vụ chỉ khuyến khích bạn dùng khi bạn muốn tiết kiệm thời gian, có budget hay muốn mọi thứ tự động hoá nhé.
Chúc bạn tìm được nhiều thông tin bổ ích với bài viết này. Ở bài viết tiếp theo trong Alpha SEO Guide, mình sẽ hướng dẫn chiến lược toàn diện để giúp bạn rank cho các keyword có độ khó hơi khó, trung bình và dễ. Các bạn đón đọc nhé. Xin chào và hẹn gặp lại trong các bài viết sau

Có thể bạn cần xem:

  1. Tổng hợp kiến thức về cách kiếm tiền trên mạng
  2. Nhật ký Niche Site (P4): Chiến lược build link và Update Ranking
  3. Tổng hợp hướng dẫn tạo blog kiếm tiền trên mạng với WordPress
  4. Tổng hợp plugins tốt nhất dành cho WordPress
  5. [Hướng dẫn] Nghiên cứu keyword cho niche site hiệu quả với Long Tail Pro
                                                                                                             
                                                                                                                   Source : Danny Nguyen

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

Cách viết review như thế nào để có thể bán được sản phẩm. (By: Vu Minh)

Cách viết bài review thành công
        Viết review là một phương thức rất thịnh hành hiện nay của những người làm Blog Marketing, một bài review chuẩn xác, đầy đủ thông tin và độc đáo có thể giúp bạn tăng doanh số bán hàng đáng kể. Tuy nhiên, như các cao thủ truyền đạt lại rằng viết review là cả một nghệ thuật, người viết review không chỉ cần có kỹ năng viết lách thật tốt mà cần phải kết hợp nhiều kiến thức về tâm lý mua hàng online của người dùng. Nếu bạn không muốn độc giả nghĩ rằng bài review của bạn là một sản phẩm “chém gió” thì nên kết hợp cả 2 yếu tố này, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi chỉ với một bài review chuẩn như vậy sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng đáng kể trong thời gian dài.

Tính liên quan giữa sản phẩm review và nội dung của blog

Bạn nghĩ sao khi bây giờ Giải Pháp Số viết một bài review về thuốc tráng dương bổ thận? Bạn có chắc chắn là sẽ có người mua loại thuốc này trên blog bác Số chứ? Câu trả lời có lẽ là…hên xui, nhưng mình chắc chắn một điều nếu bán được sản phẩm đi chăng nữa thì cùng lắm là 1, 2 người mua, đó là thành quả may mắn lắm rồi. Trước tiên chúng ta nên nghĩ, độc giả của Giải Pháp Số có độ tuổi như thế nào? Người ta vào đây để làm gì hay là tìm các thông tin về thuốc? Cái gì người ta đang cần? Nếu bây giờ mình review một phần mềm hỗ trợ Internet Marketing và loại thần dược kia thì bạn nghĩ cái nào sẽ kích thích độc giả tại blog này mua hơn? Nói nôm na lại, trước khi viết review về một sản phẩm nào đó, hãy xem xét đến nội dung của blog và sàng lọc thật kỹ những gì mà độc giả chúng ta cần đọc ở blog mình, và một sản phẩm như thế nào để họ có thể mua. Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy tự trả lời các câu hỏi dưới đây:
  1. Sản phẩm này có thể giải quyết các vấn đề mà độc giả chúng ta cần khi vào đây không?
  2. Ngoài sản phẩm này thì còn có cách nào khác khả thi để giải quyết vấn đề đó hay không?
  3. Sản phẩm này có dễ sử dụng không? Có hướng dẫn kèm theo không?
Hãy đối chiếu sản phẩm mà bạn đang chuẩn bị review với 3 câu hỏi này để đảm bảo rằng nó hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của độc giả, nhất là phù hợp với lý do vì sao họ xuất hiện trong blog của bạn. Ngược lại, nếu bạn lỡ đăng các bài review sản phẩm không có chút liên quan gì đến nội dung của blog, rất có thể họ sẽ nghĩ rằng bạn đang lợi dụng blog để làm tiền và không quan tâm đến nội dung của blog nữa. Cẩn thận, cẩn thận.
Tips: Tính liên quan giữa sản phẩm và nhu cầu của độc giả trên blog của bạn là chìa khóa cốt lõi của một bài review thành công.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế

Chia sẻ kinh nghiệm vào bài reviewKhách hàng tiềm năng luôn muốn đọc các trải nghiệm thực tế về một sản phẩm mà họ muốn mua. Họ muốn xem sản phẩm mà họ đang chuẩn bị mua có ưu điểm gì, nhược điểm gì và các tính năng nổi bật của nó có phù hợp với tiêu chí và yêu cầu của họ hay không, vì ai ai cũng muốn mình mua một sản phẩm đáng đồng tiền bát gạo. Một bài review được hiểu như là một bài đánh giá tổng quan và nếu bạn đã sử dụng sản phẩm đó rồi thì đó được gọi là bài đánh giá, nhận xét. Còn nếu bạn đang viết review dựa trên các phỏng đoán hay các dữ liệu của nhà cung cấp và phân tích cho độc giả biết vì sao họ nên mua, thì đây giống như một bài đề nghị mua hàng hơn. Cách này cũng không có gì sai và có thể áp dụng được, nhưng có điều nó không thật sự khả thi.
Nếu bạn đang review về một plugin WordPress thì bạn cần cho độc giả thấy bạn đã sử dụng nó thế nào, nó có tính năng và làm việc ra sao, và lợi ích mà bạn nhận được khi sử dụng plugin đó. Hoặc nếu bạn đang review về một gói hosting nào đó thì bạn cần đưa ra chứng cứ xác thực là nhà cung cấp này tốt, không bị downtime, support tốt. Dĩ nhiên, những thông tin này bạn không thể tự suy nghĩ ra mà viết vào được.
Tips: Hãy luôn xem mình là một con chuột bạch và nên thử dùng trước khi review.

Nêu rõ ưu và nhược điểm của sản phẩm

Ở trên mình có nhắc qua việc phân tích ưu điểm và nhược điểm của bài review, ở phần này mình sẽ nói rõ hơn về điều đó. Người tiêu dùng hiện nay đã rất thông minh để nhận ra đâu là một bài review đáng tin tưởng, đâu là một sản phẩm văn bản của các nhà tiếp thị tài tình. Hãy đặt mình vào vị trí của người mua hàng và bạn sẽ dám tin vào một bài review chỉ toàn lợi ích và các thông tin tích cực? Không có gì luôn hoàn hảo để được một bài review như thế cả. Những bài review như vậy cũng có thể làm tăng doanh số bán hàng hoặc chỉ áp dụng cho các chiến thuật chuyển hướng người dùng đến trang mua hàng càng sớm càng tốt trước khi họ nghĩ ra những mặt tiêu cực của bài review. Tuy nhiên lời khuyên của mình là tốt nhất nên cân bằng giữa ưu điểm và nhược điểm trong bài review.
Nêu ưu điểm và nhược điểm vào bài review
Đặc biệt nếu bạn đã dùng qua sản phẩm, thì những thông tin đa chiều càng quan trọng hơn vì bạn đang đang chia sẻ thông tin với vai trò là một người “từng trải” thay vì cho người khác nghĩ bạn đang đánh giá dựa trên các kinh nghiệm của người khác. Mặt khác, cách này sẽ làm bài review của bạn thêm phần tự nhiên hơn, gần gũi hơn để độc giả có thể tin tưởng vào bạn mặc dù họ có thể sẽ không mua sản phẩm đó. Nhưng nếu họ đã tin tưởng vào bạn thì họ không mua sản phẩm này thì cũng có thể mua các sản phẩm khác do bạn tiếp thị.

Tips: Viết review không giống như nấu chè, bạn cần cân bằng giữa đường (ưu điểm) và muối (nhược điểm) để bài review có thêm hương vị đậm đà tự nhiên.

Bài phân tích lẻ hoặc so sánh các sản phẩm

Thông thường, bài review được chia làm 2 loại phổ biến nhất đó là phân tích sâu về một sản phẩm hoặc so sánh sản phẩm với đối thủ của nó. Nhưng suy ra cho cùng thì cả 2 loại bài review này cần đưa ra những thông tin chuẩn xác và đáng tin cậy để người đọc có thể chọn mua sản phẩm.
Vậy câu hỏi được đặt ra, loại bài review nào tốt hơn? Trước tiên, nó sẽ phụ thuộc vào yếu tố bao gồm những gì bạn đang làm để tạo ra phân vùng thị trường của riêng mình, và quan trọng hơn hết là các đối thủ chống lại nó. Nếu bạn chọn cách so sánh, bài review của bạn sẽ có tác dụng ngược nếu như bạn thực hiện không đúng cách hay thiếu chuẩn xác. Vì vậy việc chọn ra loại bài review tốt nhất ở đây có lẽ là rất khó, có người mạnh loại này, có người mạnh loại kia. Như thế này nghĩa là trước khi tìm ra câu trả lời của riêng mình, bạn cứ làm thử hai bài này để xem bạn có khả năng viết loại nào tốt nhất, sau đó tập trung vào nó. Sẽ rất thú vị nếu như blog của bạn chỉ toàn các bài so sánh.

Một vài mẹo nhỏ để có một bài review tốt

Sau những lưu ý quan trọng ở trên kia, còn một vài điều cần lưu ý nhỏ nữa mà bạn KHÔNG NÊN BỎ QUA, tuy nó nhỏ nhưng lại khá quan trọng và tốt nhất là bạn đừng nên bỏ sót chi tiết nào trong danh sách điều cần cân nhắc dưới đây:
  • Luôn tiết lộ thông tin cá nhân khi viết bài review.
  • Nếu sản phẩm có giá cao, khó bán thì tốt hơn là bạn nên kèm theo một vài mã giảm giá.
  • Ở cuối bài, nên có một đoạn tóm tắt review kèm theo quyết định có nên kêu gọi độc giả sử dụng sản phẩm hay không.
  • Luôn luôn tìm hiểu về sức mua của độc giả.
  • Hãy thử dùng qua sản phẩm để có thể đưa ra các ví dụ thực tế của chính bạn vào bài viết.
                                                                               

                                                                                              Source: Thach Pham (Giaiphapso)

Làm Affiliate Marketing tại Việt Nam. (By; Vũ Minh)

     Thời gian gần đây, khái niệm Affiliate Marketing đã bắt đầu phổ biến tại cộng đồng internet Việt Nam. Bài viết sau sẽ giới thiệu với bạn cái nhìn tổng quan về lịch sử, cách thức hoạt động cũng như tiềm năng to lớn của mô hình này. 

1. AFFILIATE MARKETING LÀ GÌ?

Affiliate Marketing hay còn gọi là Tiếp Thị Liên Kết là mô hình marketing “dựa trên hành động”. Hai đối tượng chính trong mô hình này là:
  • Merchant: Nhà cung cấp. Là doanh nghiệp cung cấp chương trình liên kết
  • Affiliate: Người liên kết. Là cá nhân, doanh nghiệp tham gia giới thiệu sản phẩm từ merchant qua link giới thiệu (affiliate link)
Affiliate Marketing Vietnam
Thông qua mô hình này, các Affiliate sẽ hưởng hoa hồng từ Merchant trên mỗi đơn hàng hoặc hành động của khách hàng mà họ giới thiệu được.
Ví dụ:
  • Bạn tham gia chương trình tiếp thị liên kết tại Lienket123.com với tư cách là một Affiliate
  • Bạn gửi đường link giới thiệu khóa học “Thiết kế website cho người không chuyên” lên Facebook
  • Một khách hàng click vào link của bạn và tham gia khóa học
  • Bạn được hưởng hoa hồng 40% trên mỗi học viên bạn giới thiệu được
Khái niệm Affiliate Marketing được ra đời từ năm 1989 và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay. Thật đáng tiếc là ngành Internet Marketing tại Việt Nam đã không sớm ứng dụng được những lợi thế to lớn của mô hình này trong thời gian qua.

2. NHỮNG CON SỐ ẤN TƯỢNG


Mô hình Affiliate Marketing thực sự được biết đến rộng rãi khi Amazon.com áp dụng nó vào năm 1996. Hiện tại đã có trăm nghìn các website thương mại điện tử lớn và các Mạng Tiếp Thị Liên Kết (Affiliate Network) ra đời, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ ngành thương mại điện tử trên thế giới.
  • Năm 2005, ngành Affiliate Marketing đã đóng góp 20% doanh thu trực tuyến tại Mỹ, tương đương 53 tỷ USD (orrester as quoted on ClickZ)
  • Năm 2006, các Affiliate trên thế giới đã kiếm được 6.5 tỷ USD từ các mạng tiếp thị liên kết (MarketingSherpa’s research)
  • Năm 2012, tổng chi tiêu cho Affiliate Marketing của doanh nghiệp Mỹ là 2.99 tỷ USD (Forrester Research)
  • Năm 2012, ngành Affiliate Marketing đã tạo ra doanh thu 1.43 tỷ USD chiếm 6% doanh thu trực tuyến tại Anh. (IAB)
Những con số trên không chỉ nói lên lợi ích mà mô hình này mang lại cho doanh nghiệp. Nó còn cho thấy đây là cơ hội cho những cá nhân muốn tạo ra nguồn thu nhập cao từ internet.

3. LỢI ÍCH CỦA AFFILIATE MARKETING VỚI CÁ NHÂN


Tương tự như Drop Ship, Affiliate Marketing giúp bạn thoát khỏi gánh nặng về sản xuất sản phẩm, chăm sóc khách hàng, nhân viên, kho bãi…
Nếu bạn chỉ là một cá nhân với hai bàn tay trắng (và một chiếc máy tính :) ), bạn hoàn toàn có cơ hội bán những sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường. Và bạn chỉ cần tập trung vào việc quảng bá, bán hàng mà thôi.
Affiliate Marketing cho bạn cơ hội tạo ra nguồn thu nhập cao từ internet. Cho dù bạn chọn tham gia lĩnh vực này toàn thời gian hay như một công việc phụ (partime)
Phần lớn những triệu phú trong lĩnh vực kiếm tiền trực tuyến trên thế giới đều chọn Affiliate Marketing là lĩnh vực tạo ra thu nhập chính cho họ.

4. AFFILIATE MARKETING VÀ DOANH NGHIỆP


Cho dù bạn đang sở hữu một công việc kinh doanh hay bạn có ý định khởi nghiệp. Affiliate Marketing là một lựa chọn thông minh của bạn vì những lý do sau.
  • An toàn: bạn không phải trả bất cứ chi phí nào cho đối tác liên kết (affiliate) cho đến khi họ bán được hàng
  • Nhanh chóng: thay vì phải tốn chi phí thuê nhân viên marketing, bạn có thể tận dụng nguồn lực của hàng trăm internet marketing chuyên nghiệp và các website có lượng truy cập lớn
  • Hiệu quả: nếu sản phẩm của bạn tốt và có mức chiếc khấu hấp dẫn, bạn sẽ thu hút được những blogger, SEOer hàng đầu quảng bá cho bạn
  • Tự động hóa: Tạo ra sản phẩm, đặt mức chiết khấu, và hưởng lợi nhuận từ đội ngũ bán hàng trực tuyến đông đảo và chuyên nghiệp. Còn gì hơn?
  • Lợi ích cộng thêm: Bạn sẽ ngạc nhiên khi thương hiệu của bạn được lan tỏa nhanh chóng miễn phí. Đồng thời thứ hạng website của bạn trên Google gia tăng liên tục nhờ vào lượng backlink hiệu quả từ chương trình Affiliate Marketing
BẠN CÓ BIẾT: Information Marketing kết hợp với Affiliate Marketing là một trong những mô hình tạo ra nhiều triệu phú nhất hiện nay?

5. CÁC WEBSITE THAM KHẢO VỀ AFFILIATE MARKETING


Nếu bạn có quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về mô hình này, dưới đây là một số gợi ý để bạn tham khảo:
Mạng tiếp thị liên kết




                                                                                                         Nguồn: AnhTuan/ Giải pháp số

Kiếm tiền với Google Adsense.( Google Adsense đã chấp nhận website và Blog Tiếng Việt) By: Vũ Minh

Google Adsense là một trong những hệ thống quảng cáo trả thưởng hấp dẫn nhất thế giới hiện nay tuy nhiên nó lại có quy chế quản lý rất khắt khe; đặc biệt là đối với những website, blog viết bằng ngôn ngữ địa phương, quốc gia có nền Internet kém phát triển. Trải qua hơn chục năm chờ đợi, cuối cùng thì Google cũng đã chính thức chấp nhận cho các publisher chạy quảng cáo Adsense trên các website sử dụng Tiếng Việt kể từ ngày 10/05/2013. Xem chi tiết tại đây: http://adsense.blogspot.com/2013/05/adsense-now-speaks-vietnamese.html

Google-Adsense

Điều này nói lên điều gì?
- Thực tế thì Google Adsense đã được Google triển khai thử nghiệm trên các website lớn ở Việt Nam như TinhTe.vn, Baomoi.com, Tuoitre.vn… kéo dài cả hơn một năm nay tuy nhiên nếu tính từ thời điểm Giải Pháp Số tổ chức Offline cùng các chuyên gia phụ trách mảng Adsense của Google tại cafe Tinh Tế thì thời gian Google công bố chính thức sớm hơn dự đoán. Điều này chứng tỏ tốc độ phát triển Internet của Việt Nam vượt cả sự mong đợi của Google!  :)
- Niềm vui sướng vô hạn dành cho các blogger, publisher đã và đang phải “cày cuốc” kiếm tiền bằng những website Tiếng Anh có cơ hội tận dụng thế mạnh và kinh nghiệm của mình để chấn hưng nền Internet, Quảng cáo trực tuyến nước nhà.
- Phong trào blogging, sản xuất nội dung chất lượng sẽ nở rộ trong vài năm tới đây, lực lượng chủ yếu sẽ là giới trẻ, học sinh, sinh viên, giới yêu công nghệ, internet.
- Các hệ thống quảng cáo (Ad network) trong nước sẽ biến động; buộc phải cải tiến và tận dụng lợi thế sân nhà để có thể cạnh tranh với ông lớn Google.
- Adsense sẽ tồn tại trên cả nền tảng Desktop và Mobile do tốc độ phát triển của smartphone tại Việt Nam nhanh đến chóng mặt!
- Và cuối cùng, thời huy hoàng của Webmaster cùng các blogger công nghệ đã tới! Cùng chiến đấu thôi!   :love:

3 bước để bắt đầu với Google Adsense
  1. Nghiên cứu quy chế AdSense program policies. Nếu đã từng đọc thì vui lòng cập nhật quy chế AdSense policy quiz.
  2. Đăng ký tài khoản Google Adsense tại đây: https://www.google.com/adsense/signup?utm_content=nsufv1&sourceid=aso&subid=ww-en-et-asblog_2013-05-10&medium=link
  3. Nếu tài khoản của bạn được chấp nhận thì bạn có thể bắt đầu chèn mã quảng cáo lên website, blog của bạn tại đây: https://support.google.com/adsense/bin/answer.py?hl=en&answer=181947&sourceid=aso&subid=ww-en-et-asblog_2013-05-10&medium=link
 
Chúc bạn thành công!


                                                                                                        Nguồn: Viet Dung (Mr: GiaiPhapSo)

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Hướng dẫn kiếm tiền với Product Launch miễn phí từ A đến Z với Blogspot

    Xin chào các bạn, khi bước vào làm với Product Launch thì mình cảm thấy rất bỡ ngỡ và không biết phải làm gì cả, không biết phải bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu. Sau đó mình cũng đã bước đầu xác định được con đường phải đi. Nhưng sau khi bước đầu xác định được rồi mình lại phải giải quyết 1 nỗi lo nữa: Mình không muốn chi tiếp cho việc mua tên miền + hosting. Suy nghĩ khoảng vài ngày thì mình quyết định thử làm 1 site Product Launch với Blogspot và cũng đã có vài sale từ nó.

Trước hết, mình muốn nói qua về ưu điểm và nhược điểm khi bạn sử dụng blogspot để bạn có cái nhìn toàn diện nhất về blogspot và wordpress

Ưu điểm và nhược điểm của Blogspot so với WordPress:

  • Ưu điểm: Theo cá nhân mình thì ưu điểm lớn nhất của Blogspot đó chính là mình sẽ không tốn chi phí mua host, mua tên miền. Đó cũng chính là giải pháp cho vấn đề hiện tại của mình và mình tin là của 1 số bạn khác đang muốn tham gia Product Launch.
  • Nhược điểm: Theo cá nhân mình thì vấn đề của Blogspot đó chính là nó không có nhiều tiện ích như WordPress vì vậy việc tối ưu Onpage, Design đối với những Newbie thì là hơi  khó khăn. Cùng với đó tên miền .blogspot.com cũng là có chút trở ngại để bạn đưa lên top từ khóa nếu không biết cách.

Làm thế nào để tạo 1 site Product Launch chuyên nghiệp với Blogspot

1- Tạo Blogspot

Nếu bạn chưa tạo 1 blog nào trên Blogspot thì bạn có thể đăng nhập bằng địa chỉ Gmail tại: http://www.blogspot.com/
Bạn điền vào là:
  • Title: Tiêu đề của trang Product Launch của bạn ( Bạn nên để Title theo dạng: Product name Review)
  • Address: Địa chỉ của trang web ( Bạn nên đặt theo dạng productname.blogspot.com hoặc productnamereview.blogspot.com hoặc nếu cả 2 địa chỉ này đều đã được đăng ký thì bạn thêm ” s ” vào sau review, lấy thêm ” – ‘ ở giữa 2 cái )
  • Template: Chọn bừa 1 cái rồi tẹo nữa sẽ thay template sau.
  • Sau khi đã tạo sau bạn sẽ thấy giao diện của Dashboard. Có 1 số cái bạn cần lưu ý trong suốt quá trình làm Product Launch.
  • Posts: Khu vực để bạn post bài Review và Bonus cùng với edit.
  • Pages: Khu vực giúp bạn tạo các trang: About, Contact, Privacy Policy.
  • Layout: Giúp bạn điều chỉnh việc hiển thị các Widget
  • Template: Nơi bạn có thể upload Template mới, Edit Html.
  • Setting: Đây có lẽ là phần quan trọng nhất của Dashboard, nó giúp bạn custom được Title, Description, Robot.txt, Robot Header Tags,…

Rồi bây giờ bắt đầu Product Launch với Blogspot nào !!!

I- Tạo các trang About, Contact, Privacy Policy

Việc tạo các trang này sẽ giúp người mua biết, liên hệ và hiểu về site của bạn.
Ở trang About bạn viết vài dòng giới thiệu về bạn và site của bạn. Nói rõ mục đích của việc bạn làm site, kiểu như: ” Tôi làm site này để giúp bạn có được 1 nơi để biết đến sản phẩm … Vì trên mạng hiện tại có quá nhiều trang lừa đảo và giới thiệu sản phẩm chỉ nhằn mục đích chuộc lợi … “. Tất nhiên là viết bằng Tiếng Anh rôi. Trong đó thì bạn nhớ cài vào từ khóa: Product name nhé.
Ở trang Contact: Để email của bạn lại để mọi người liên hệ.
Privacy Policy: Viết 1 vài điều về quy tắc của bạn, rằng bạn không chịu trách nhiệm cho cái gì,…

II- Viết bài Bonus, Review:

A/ Bài Bonus
Mình chắc những người mua cũng biết được bạn là bạn được hưởng hoa hồng từ việc họ mua sản phẩm thông qua đường link của mình. Vậy đổi lại mình phải cho người ta cái gì để người ta dù biết nhưng vẫn mua trên site mình. Câu trả lời đó chính là Bonus. 1 Bonus giá trị hàng trăm đô có thể hấp dẫn người mua ngay lập tức và khiến họ chấp nhận mua sản phẩm qua đường link của mình. Bạn có thể lấy các Bonus từ mình, bạn bè chia sẻ hoặc mua thông qua các forum thì bạn có thể tìm được những Bonus ưng ý và có giá trị. Sau khi liệt kê ra các Bonus kèm ảnh thì bạn hướng dẫn người ta làm thế nào để có được Bonus này:
  1. Mua thông qua đường link Affiliates của mình.
  2. Send mail kèm bằng chứng đã mua sản phẩm.
  3. Sau khi mình check đã bán được thì mính sẽ chuyển Bonus cho họ.
Lưu ý:
  • Bạn nên sử dụng nhiều Call To Action( Tham khảo thêm về Call to Action tại đây )
  • Bạn nên sử dụng Button có chứa Call To Action thay vì chỉ là những dòng kêu gọi
  • Bạn nên để khóa Title và Alt cho ảnh của các Bonus với dạng: Product name Bonus

B/ Bài Review 

Bạn có thể lấy thông tin về sản phẩm tại trang bán hàng của sản phẩm nhưng nếu sản phẩm chưa cập nhật thông tin thì bạn có thể viết bài Review với vài dòng giới thiệu qua loa và để ” Coming soon ” ở cuối bài.
Với 1 bài Review hoàn chỉnh cần có những thứ sau đây:
  • Giới thiệu về sản phẩm
  • Đặc điểm
  • Cách sử dụng
  • Đánh giá của cá nhân
  • Bonus
  • Conlusion
Nhớ là phải có Call to Action nhé và quan trọng hơn nữa là vị trí các thẻ H1, H2, H3,…
  • Thẻ H1: Cái này mặc định là Tiêu đề trang web rồi nhé.
  • Thẻ H2: Mặc định là Tiêu đề bài Post, bạn có thể thêm thẻ H2 vào các tiêu đề các mục chính trong bài Review của bạn.
  • Thẻ H3: Bạn thêm vào những dòng mà bạn muốn người đọc chú ý đến như Feature, My Review, Bonus,…

III/ Template 

Thực sự là lúc đầu mình cũng loay hoay với việc chọn Template. Template đẹp thì tối ưu SEO, Onpage như :evil:
Nhưng cuối cùng thì mình cũng chọn được 1 Template đơn giản nhưng thích hợp làm 1 site Product Launch mặc dù mình cũng phải sửa 1 chút. Đó là Template Super SEO.
Đây là site mình đã làm bằng Super SEO: Marketing On The Fringe 3.0
Template Super SEO
Cũng không quá tệ phải không nào.
( Bạn có thể chọn cho mình 1 theme ưng ý hoặc download theme Super SEO mình đang dùng tại đây )

IV/ Setting:

1- Basic:
Title: Bạn đặt Title theo Product name Review nhé
Description: Viết vài dòng giới thiệu về trang web của bạntrong đó có chứa từ khóa Product name, không được lạm dụng các từ khóa vì như thế làm người đọc rối mắt —> thiếu tin tưởng đến trang của bạn.
Setting Basic
2- Language and Formatting:
Language: để English nhé
Các thứ trong Formatting thì bạn có thể tự điều chỉnh sao cho phù hợp
3- Search Preferences:
Description: Bạn để lại Description bên trên nhé.
Custom robot.txt thì bạn điềm vào là:
User-agent: *
Disallow:
Allow: /
Sitemap: http://marketingonthefringe-review.blogspot.com/feeds/posts/default?orderby=UPDATED
Bạn thay http://marketingonthefringe-review.blogspot.com bằng địa chỉ của bạn nhé.
Custom Robot Header Tags:
  • Homepage: chọn vào all và noodp
  • Archive and Search page: chọn vào noindex
  • Default for Posts and Pages: chọn all và noodp
Search-custom

V/ Tối ưu Onpage:

Bạn chú ý các điểm sau:
  1. Bạn đã tối ưu các thẻ H1, H2, H3,… chưa? Nếu chưa hãy làm đi nhé!
  2. Lưu lượng từ khóa: Bạn phải custom sao cho trong cả 2 bài post của bạn đều phải có 3 từ khóa mục tiêu: Product name, Product name Review, Product name Bonus. Nhưng hãy nhớ là bạn phải để từ khóa thật tự nhiên, phải giống như là bạn đang đối thoại trực tiếp với người ta vậy, phải làm sao cho người đó không cảm giác được bạn đang cố ý gài cắm từ khóa vào 2 bài post này. Bạn cũng có thể sử dụng Bold, Italic và Underline cho các từ khóa.
  3. Các thẻ alt và title của ảnh. Đừng quên khóa alt và title cho ảnh nhé, hãy cài từ khóa của bạn vào 2 khóa này của ảnh.

Kết luận

Trên đây là cách xây dựng 1 trang Product Launch miễn phí bằng Blogspot. Việc tiếp theo các bạn cần làm để đưa từ khóa lên Top đó là:
  • Submit lên Social Boomarking
  • Đặt backlink tại các 4rum và Blog
  • Đặt backlink tại các web 2.0 hoặc bạn có thể nhờ vài bạn bè của bạn đặt link của mình dưới footer.
Hãy nhớ rằng Anchor text khi đi đặt backlink cũng quyết định thứ hạng của từ khóa. Mình nghĩ bạn nên tập trung Anchor Text vào từ khóa: Product name Review. Sau đó đến Product name và cuối cùng là Product name Bonus. Hãy nhớ rằng bạn phải linh hoạt trong việc đặt đặt Anchor text.
Đây là những kinh nghiệm thật sự ít ỏi của mình để giúp những bạn có đam mê MMO như mình nhưng bước đầu chưa có kinh phí để xây dựng trang chuyên nghiệp hơn. Những kinh nghiệm này của mình thật sự còn nhiều thiếu sót, vậy mình mong những bạn có kinh nghiệm hãy không ngại ngần mà chia sẻ cho những người khác nhé. Thân!!!
Cuối cùng, đây là site product launch của mình đang làm: Marketing On The Fringe 3.0. Nó đang xếp top 1 ở 2 từ khóa: Marketing On The Fringe 3.0 Review và Marketing On The Fringe 3.0 Bonus và top 2 với từ khóa: Marketing On The Fringe 3.0. Hiện tại đã có thu nhập, hi vọng sẽ tạo ra thu nhập lâu dài với site này, thật tuyệt vời vì không mất chi phí nào mà vẫn kiếm được tiền phải không các bạn.

Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở khóa học Affiliate Product Launch vừa mở và cho đăng kí học. Bạn chỉ phải thanh toán 49.000đ . Được tặng hoàn toàn gói Bonus trị giá nhiều ngàn $ để dùng và làm quà tặng khuyến mại cho khách mua hàng). Bạn có thể học bất cứ nơi nào và lúc nào vì phần lớn là các video hướng dẫn chi tiết từng bước một, bạn có thể tải về xem đi xem lại và làm theo nếu chưa hiểu thì hỏi sẽ được trợ giúp.
Bạn có thể xem ở link sau  nếu muốn.

Chúc bạn thành công với Site Product Launch miễn phí trên Bogspot của mình nhé. 



Nếu bạn cảm thấy bài viết này hay và bổ ích. Hãy giúp mình bằng cách likeG+1 nhé. Nếu có bất cứ ý kiến nào, hãy cho mình biết bằng cách gửi comment bên ở đây. để nhận bài viết sớm nhất nhé.