

Tính liên quan giữa sản phẩm review và nội dung của blog
Bạn nghĩ sao khi bây giờ Giải Pháp Số viết một bài review về thuốc tráng dương bổ thận? Bạn có chắc chắn là sẽ có người mua loại thuốc này trên blog bác Số chứ? Câu trả lời có lẽ là…hên xui, nhưng mình chắc chắn một điều nếu bán được sản phẩm đi chăng nữa thì cùng lắm là 1, 2 người mua, đó là thành quả may mắn lắm rồi. Trước tiên chúng ta nên nghĩ, độc giả của Giải Pháp Số có độ tuổi như thế nào? Người ta vào đây để làm gì hay là tìm các thông tin về thuốc? Cái gì người ta đang cần? Nếu bây giờ mình review một phần mềm hỗ trợ Internet Marketing và loại thần dược kia thì bạn nghĩ cái nào sẽ kích thích độc giả tại blog này mua hơn? Nói nôm na lại, trước khi viết review về một sản phẩm nào đó, hãy xem xét đến nội dung của blog và sàng lọc thật kỹ những gì mà độc giả chúng ta cần đọc ở blog mình, và một sản phẩm như thế nào để họ có thể mua. Nếu bạn chưa chắc chắn, hãy tự trả lời các câu hỏi dưới đây:- Sản phẩm này có thể giải quyết các vấn đề mà độc giả chúng ta cần khi vào đây không?
- Ngoài sản phẩm này thì còn có cách nào khác khả thi để giải quyết vấn đề đó hay không?
- Sản phẩm này có dễ sử dụng không? Có hướng dẫn kèm theo không?
Tips: Tính liên quan giữa sản phẩm và nhu cầu của độc giả trên blog của bạn là chìa khóa cốt lõi của một bài review thành công.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế

Nếu bạn đang review về một plugin WordPress thì bạn cần cho độc giả thấy bạn đã sử dụng nó thế nào, nó có tính năng và làm việc ra sao, và lợi ích mà bạn nhận được khi sử dụng plugin đó. Hoặc nếu bạn đang review về một gói hosting nào đó thì bạn cần đưa ra chứng cứ xác thực là nhà cung cấp này tốt, không bị downtime, support tốt. Dĩ nhiên, những thông tin này bạn không thể tự suy nghĩ ra mà viết vào được.
Tips: Hãy luôn xem mình là một con chuột bạch và nên thử dùng trước khi review.
Nêu rõ ưu và nhược điểm của sản phẩm
Ở trên mình có nhắc qua việc phân tích ưu điểm và nhược điểm của bài review, ở phần này mình sẽ nói rõ hơn về điều đó. Người tiêu dùng hiện nay đã rất thông minh để nhận ra đâu là một bài review đáng tin tưởng, đâu là một sản phẩm văn bản của các nhà tiếp thị tài tình. Hãy đặt mình vào vị trí của người mua hàng và bạn sẽ dám tin vào một bài review chỉ toàn lợi ích và các thông tin tích cực? Không có gì luôn hoàn hảo để được một bài review như thế cả. Những bài review như vậy cũng có thể làm tăng doanh số bán hàng hoặc chỉ áp dụng cho các chiến thuật chuyển hướng người dùng đến trang mua hàng càng sớm càng tốt trước khi họ nghĩ ra những mặt tiêu cực của bài review. Tuy nhiên lời khuyên của mình là tốt nhất nên cân bằng giữa ưu điểm và nhược điểm trong bài review.
Tips: Viết review không giống như nấu chè, bạn cần
cân bằng giữa đường (ưu điểm) và muối (nhược điểm) để bài review có thêm
hương vị đậm đà tự nhiên.
Bài phân tích lẻ hoặc so sánh các sản phẩm

Vậy câu hỏi được đặt ra, loại bài review nào tốt hơn? Trước tiên, nó sẽ phụ thuộc vào yếu tố bao gồm những gì bạn đang làm để tạo ra phân vùng thị trường của riêng mình, và quan trọng hơn hết là các đối thủ chống lại nó. Nếu bạn chọn cách so sánh, bài review của bạn sẽ có tác dụng ngược nếu như bạn thực hiện không đúng cách hay thiếu chuẩn xác. Vì vậy việc chọn ra loại bài review tốt nhất ở đây có lẽ là rất khó, có người mạnh loại này, có người mạnh loại kia. Như thế này nghĩa là trước khi tìm ra câu trả lời của riêng mình, bạn cứ làm thử hai bài này để xem bạn có khả năng viết loại nào tốt nhất, sau đó tập trung vào nó. Sẽ rất thú vị nếu như blog của bạn chỉ toàn các bài so sánh.
Một vài mẹo nhỏ để có một bài review tốt
Sau những lưu ý quan trọng ở trên kia, còn một vài điều cần lưu ý nhỏ nữa mà bạn KHÔNG NÊN BỎ QUA, tuy nó nhỏ nhưng lại khá quan trọng và tốt nhất là bạn đừng nên bỏ sót chi tiết nào trong danh sách điều cần cân nhắc dưới đây:- Luôn tiết lộ thông tin cá nhân khi viết bài review.
- Nếu sản phẩm có giá cao, khó bán thì tốt hơn là bạn nên kèm theo một vài mã giảm giá.
- Ở cuối bài, nên có một đoạn tóm tắt review kèm theo quyết định có nên kêu gọi độc giả sử dụng sản phẩm hay không.
- Luôn luôn tìm hiểu về sức mua của độc giả.
- Hãy thử dùng qua sản phẩm để có thể đưa ra các ví dụ thực tế của chính bạn vào bài viết.
Source: Thach Pham (Giaiphapso)